Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016

TẦM GỬI CÂY GẠO TÍA


Tầm Gửi Cây Gạo Tía
Tầm gửi gạo tía là loại cây sống nhờ trên thân cây gạo tía. Có rất nhiều loại tầm gửi khác nhau nhưng theo dân gian thì tầm gửi cây gạo là loại quý nhất. Đặc biệt theo kinh nghiệm dân gian, tầm gửi gạo tía là một loài thuốc quý, có tác dụng chữa nhiều thứ bệnh khác nhau.
Tầm gửi gạo tía có tên khoa học là Taxillus chinensis ở điều kiện tự nhiên rất hiếm gặp. Cây gạo phải sống lâu năm và trong điều kiện môi trường sinh trưởng thuận lợi và khi có hạt của cây tầm gửi được phát tán tự nhiên đến trên cây gạo, hạt nảy mầm và phát sinh, phát triển được trên thân, cành cây gạo. Ngày nay cũng có tầm gửi cây gạo do con người cấy, ghép, tạo phôi, mầm tạo ra và phát triển thành tầm gửi cây gạo bán tự nhiên. Toàn thân cây tâm gửi cây gạo đều được dùng để làm thuốc nhưng quý nhất là tầm gửi trên cây gạo tía.


                                                    Tầm gửi trên cây gạo tía

Vì là cây mọc và sống ký sinh trên cây Gạo, đặc biệt là cây gạo tía nên cây mọc quanh năm, mùa đông cây cũng không bị rụng lá do luôn hút chất dinh dưỡng và nước từ những cây gỗ chúng bám vào. Cây được người dân tìm và thu hái quanh năm, nhiều nhất là vào mùa hè, khi cây phát triển mạnh nhất. Người dân thu cả cành và lá về băm nhỏ và phơi khô tự nhiên để làm thuốc.Tầm gửi khô được bảo quản trong các lớp nilông buộc kín, ngoài cùng bọc bao tải, được treo lên cao hoặc để ở những nơi khô ráo như gác bếp, tủ chè . Công Dụng: Theo kinh ngiệm dân gian, tầm gửi gạo tía không độc được dùng để hỗ trợ các bệnh viêm cầu thận, suy thận, viêm gan, viêm gan virus, xơ gan, phong thấp, xương khớp, sưng xương khớp, huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, hậu sản. Loại thảo dược này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, điều hòa huyết áp và đặc biệt tốt cho người bệnh thận. Y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng tầm gửi gạo là vị thuốc bổ dương, tráng thận, mạnh gân cốt. Trong tài liệu “Từ điển cây thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi, cây có vị đắng, ngọt, tính bình, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân xương, khử phong thấp, an thai; thường dùng trị phong thấp, tê bại, lưng gối mỏi đau, gân xương nhức mỏi, thai động không yên, đau bụng, huyết áp cao.


Tầm gửi gạo tía là vị thuốc bổ dương, tráng thận, mạnh gân cốt.
Còn theo nghiên cứu và đánh giá sơ bộ của các nhà khoa học trong y học hiện đại, tầm gửi gạo tía có tác dụng chống viêm, giải độc, chống ôxy hoá, lợi tiểu, có tính mát. Vì vậy, có thể sử dụng tầm gửi cây gạo trong hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh mãn tính. GS.TS Phạm Thanh Kỳ, Nguyên hiệu trưởng Đại học Dược Hà Nội cho biết trong dịch chiết ethanol của tầm gửi gạo có catechin, một hợp chất hỗ trợ ngăn hình thành sỏi canxi, giúp điều trị sỏi tiết niệu, thận, bàng quang. 
Cây Tầm gửi gạo cũng có chứa những hoạt chất có tác dụng sinh học như trans-phytol, alpha-tocopherol quinone, afzeline, quercitrin, catechin và quercituron. Đa số các thành phần này đều có tác dụng chống oxy hóa, bẫy gốc tự do, bảo vệ màng tế bào. Đặc biệt, catechin là một hợp chất phenol có nhiều trong chè xanh, tác dụng chống oxy hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột qụy. Kết quả đạt được còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người”

                                                         Tầm gửi gạo tía khô
Tầm gửi gạo tía được dùng trong hỗ trợ điều trị các chứng bệnh:
1. Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận, Hỗ trợ điều trị sỏi bàng quang, sỏi đường tiết niệu
2. Làm thuốc hỗ trợ điều trị viêm cầu thận 
3. Mát gan, hỗ trợ chức năng gan yếu
3. Tác dụng tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh xương khớp, phong tê thấp 
4. Chữa bệnh hậu sản ở phụ nữ sau sinh
5. Tăng thể lực cho người mệt mỏi, tăng thèm ăn, dễ tiêu phù
Bài thuốc chữa bệnh về thận với cây tầm gửi gạo tía: Tầm gửi gạo 15g, Cây mã đề, Thổ phục linh, Rễ cỏ tranh, Kim tiền thảo mỗi vị 10g. Sắc nước uống trong ngày.
* Lưu ý: ” Kết quả đạt được còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người”
 Nên sử dụng vị thuốc này kết hợp với các vị thuốc nam khác như: Mã đề, Kim tiền thảo, Thổ phục linh… mới phát huy hết tác dụng.

TẦM GỬI CÂY GẠO TÍA
Địa chỉ: Khu 6 - Xã Hiền Quan - Huyện Tam Nông - Tỉnh Phú Thọ
Xin vui lòng liên hệ: Nguyễn Văn Lượng  0917 99 11 77


Quý khách liên hệ để có được SẢN PHẨM CHẤT LƯỢNG 100 %, QUÝ KHÁCH ĐẾN TRỰC TIẾP TẠI CÂY 

Thứ Hai, 10 tháng 10, 2016

TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA CÁC LOẠI TẦM GỬI

Công hiệu chữa bệnh từ cây tầm gửi
Y học cổ truyền


 SKĐS - Tầm gửi là các loài cây sống ký sinh trên các cây chủ khác nhau. Từ lâu, Đông y đã sử dụng các loài tầm gửi để làm thuốc chữa nhiều bệnh, rất công hiệu.
Tầm gửi là các loài cây sống ký sinh trên các cây chủ khác nhau. Từ lâu, Đông y đã sử dụng các loài tầm gửi để làm thuốc chữa nhiều bệnh, rất công hiệu. Đa số các loài tầm gửi đều có tác dụng trừ phong thấp, giảm đau nhức xương khớp, cơ nhục do phong thấp hoặc do chấn thương, té ngã, tăng huyết áp, rối loạn tâm thần... Một số loài có tác dụng an thai, thúc sữa sau sinh... Theo y học hiện đại, tầm gửi có tác dụng chống viêm, giảm đau, chống ôxy hóa và bảo vệ gan...
Tầm gửi trên cây dâu tằm: tên thuốc là tang ký sinh có vị đắng, tính bình, vào 2 kinh can, thận. Có tác dụng trừ phong thấp, mạnh gân cốt, dùng khi chức năng can thận kém dẫn đến đau lưng mỏi gối. Dùng riêng bằng cách rửa sạch, phơi khô, chặt thành đoạn, sao vàng, sắc uống; hoặc phối hợp với các vị thuốc bổ can thận khác như tục đoạn, cẩu tích, đau xương, tang chi...
Bài “Độc hoạt ký sinh thang”:  tang ký sinh 18g; độc hoạt, tần cửu, phòng phong, đương quy, bạch thược, đỗ trọng, ngưu tất, mỗi vị 9g; tế tân 3g, sinh địa 15g; đảng sâm, phục linh, mỗi vị 12g; nhục quế 1,5g, cam thảo 6g. Bài này công năng chính là trừ phong thấp, bổ khí huyết, ích can thận. Dùng trị chứng thấp tý, đau nhức thần kinh, cơ nhục, thần kinh ngoại biên, thần kinh tọa... Sắc uống ngày một thang chia 3 lần trước bữa ăn. Cũng có thể bào chế dạng thuốc hoàn hoặc ngâm rượu.
Bài “Thiên ma câu đằng ẩm”: tang ký sinh, thảo quyết minh (sao vàng), mỗi vị 32g, thiên ma, câu đằng, chi tử, hoàng cầm, đỗ trọng, mỗi vị 12g, dây hà thủ ô đỏ, bạch linh, mỗi vị 20g, ngưu tất, ích mẫu, mỗi vị 16g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần, trước bữa ăn. Dùng trị chứng tăng huyết áp, tim hồi hộp, khó ngủ...
Những thang thuốc trên dùng tốt nhất cho người cao tuổi trong lúc giao mùa từ nóng sang  lạnh, từ mùa thu sang đông.
Ngoài ra, tang ký sinh còn được phối hợp với chư ma căn (củ cây gai), tô ngạnh (cành tía tô), ngải diệp; trị ít sữa của phụ nữ sau sinh.
Tầm gửi cây chanh: dùng trị các chứng ho khan, ho gió, ho có đờm đặc. Khi dùng thường cũng sao chế như tang ký sinh, có thể phối hợp với các vị trị ho khác như trần bì, tang bạch bì, xạ can, mạch môn... dưới dạng thuốc sắc, siro hay viên ngậm.
Tầm gửi cây na, cây mít : còn dùng trị bệnh sốt rét hoặc chứng “hàn nhiệt vãng lai”, tức bệnh có lúc sốt, lúc rét. Có thể phối hợp với thanh hao, sài hồ, hoàng cầm, thảo quả, binh lang...
Tầm gửi cây dẻ : trị thấp khớp, viêm họng, các bệnh dị ứng, bệnh ngoài da.
Tầm gửi cây xoan : chữa bệnh đường ruột, kiết lỵ, táo bón.
Tầm gửi trên cây cúc tần: cho hạt là vị thuốc thỏ ty tử tác dụng bổ thận tráng dương, chữa di tinh, liệt dương, tiểu dầm...: hạt tơ hồng (thỏ ty tử) 8g, thục địa 16g, lục giác giao, đỗ trọng, mỗi vị 12g, kỷ tử, nhục quế, mỗi vị 10g, sơn thù du, phụ tử chế, đương quy, mỗi vị 8g. Ngày một thang, dạng thuốc sắc.

Tầm gửi cây gạo :tăng khả năng giải độc gan, tốt cho thận
Điều trị viêm cầu thận, phù thận, sỏi thận, chức năng gan yếu, gan nóng; đặc biệt làm tăng khả năng thải độc của gan.

Trong các loại tầm gửi, thì tầm gửi gạo (tên khoa học là Taxillus chinensis) được sử dụng làm dược liệu từ lâu. Dân gian cho rằng loại thảo dược này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, điều hòa huyết áp và đặc biệt tốt cho người bệnh thận. Y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng tầm gửi gạo là vị thuốc bổ dương, tráng thận, mạnh gân cốt. Trong tài liệu “Từ điển cây thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi, cây vị đắng, ngọt, tính bình, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân xương, khử phong thấp, an thai; thường dùng trị phong thấp, tê bại, lưng gối mỏi đau, gân xương nhức mỏi, thai động không yên, đau bụng, huyết áp cao.

Theo kinh nghiệm của những người dân thì tầm gửi tốt phải là tầm gửi trên cây gạo tía, còn loại gạo trắng thì không tốt bằng; nếu là loại tươi thì cành phải giòn, lá xanh, bóng còn loại khô có mùi thơm, được nắng, sau khi phơi khô nhưng thân và lá vẫn có màu xanh. Tầm gửi khô được bảo quản trong các lớp nilông buộc kín, ngoài cùng bọc bao tải, được treo lên cao hoặc để ở những nơi khô ráo như gác bếp, tủ chè…

Cách dùng các loại tầm gửi đều giống nhau, cành và lá đều được cắt thang, đem phơi nắng già hoặc sao khô, rồi đun nước uống. Tầm gửi cây gạo có mặt trong rất nhiều bài thuốc nam, thuốc bắc. Công dụng mát gan, thải độc cho người bị thận (viêm cầu thận), chữa sỏi thận, phù thận... Tuy nhiên, việc sử dụng vị thuốc này nên lưu ý dùng kết hợp với các vị thuốc nam khác như mã đề, kim tiền thảo, thổ phục linh… mới phát huy hết tác dụng.

Theo Y học hiện đại, tầm gửi gạo có tác dụng lợi tiểu chống viêm và chữa nhiều bệnh về thận như: đái đục, đái buốt, sỏi thận, sỏi bàng quang, viêm cầu thận cấp và mạn tính.

Các nghiên cứu của GS.TS Phạm Thanh Kỳ, Nguyên hiệu trưởng Đại học Dược Hà Nội cho thấy trong dịch chiết ethanol của tầm gửi gạo chứa những hoạt chất có tác dụng sinh học như trans-phytol, alpha-tocopherol quinone, afzeline, quercitrin, catechin và quercituron. Đa số các thành phần này đều có tác dụng chống oxy hóa, bẫy gốc tự do, bảo vệ màng tế bào. Đặc biệt, catechin là một hợp chất phenol có nhiều trong chè xanh, tác dụng chống oxy hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột qụy và ngăn hình thành sỏi canxi, giúp điều trị sỏi tiết niệu, sỏi thận, sỏi bàng quang.

Lưu ý: tránh dùng những loài tầm gửi trên các cây chủ có độc tính như lim, trúc đào, thông thiên...                                               
                                                                                    GS.TS. Phạm Xuân Sinh
                                                                                    Theo suc khoe doi song.vn
TẦM GỬI CÂY GẠO TÍA
Địa chỉ: Khu 6 - Xã Hiền Quan - Huyện Tam Nông - Tỉnh Phú Thọ
Xin vui lòng liên hệ: Nguyễn Văn Lượng  0917 99 11 77


Quý khách liên hệ để có được SẢN PHẨM CHẤT LƯỢNG 100 %, QUÝ KHÁCH ĐẾN TRỰC TIẾP TẠI CÂY 

TẦM GỬI CÂY GẠO HỖ TRỢ CHỮA BỆNH HẬU SẢN PHỤ NỮ SAU SINH

TÌM HIỂU VỀ BỆNH HẬU SẢN Ở PHỤ NỮ SAU SINH
Không phải sau khi sinh xong là người mẹ đã hoàn toàn được an toàn. Hậu sản là một vấn đề đáng lo ngại của phụ nữ sau sinh. Vậy, hậu sản sau sinh là gì và phụ nữ sau sinh thường gặp những bệnh gì trong thời kì hậu sản. Thời kỳ hậu sản, người phụ nữ thường gặp phải vấn đề về thể chất lẫn tinh thần.

1. Hậu sản là gì?
Theo dân gian, người ta coi hậu sản là thời kì 3 tháng sau khi sinh. Còn Y học hiện đại quan niệm hậu sản là giai đoạn 6 tuần (42 ngày) kể từ ngày sinh. .Sở dĩ thời gian dài như vậy vì khi mang thai, các cơ quan sinh dục của người phụ nữ phát triển để thích nghi với việc có em bé. 6 tuần sau khi sinh là khoảng thời gian các cơ quan sinh dục dần trở lại bình thường như trước khi sinh. Như vậy bất kì phụ nữ nào sau khi sinh cũng bước vào thời kì hậu sản. Cho nên trong giai đoạn sinh con phụ nữ cần được chăm sóc đặc biệt, nếu không rất dễ mắc một số bệnh lý được gọi là bệnh hậu sản
– Bệnh “ hậu sản mòn”  đó là hiện tượng phụ nữ sau sinh thiếu cân, quá gầy do chế độ dinh dưỡng không hợp lý và không được chăm sóc cẩn thận sau sinh. Những người phụ nữ bị hậu sản mòn thường có biểu hiện là cơ thể gầy yếu, khó tăng cân, sức đề kháng kém nên dễ bị nhiều bệnh tật. Hơn nữa, sau sinh nếu bị thiếu cân người mẹ dễ bị kiệt sức và suy dinh dưỡng điều này ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ và sự phát triển của bé.
2. Triệu chứng của bệnh hậu sản
* Tinh thần suy sụp, không thấy niềm vui hay sự thích thú trong cuộc sống hằng ngày.
* Ăn không thấy ngon, hoặc không muốn ăn gì cả.
* Sau khi sinh được vài tháng mà vẫn cảm thấy  uể oải, kiệt sức.
* Khóc lóc, bực bội, lo lắng, hoang mang, cảm thấy bất ổn.
* Đột nhiên thấy sợ hãi, không dám ở nhà một mình.
* Không muốn đi ra ngoài, hoặc không muốn gặp gỡ ai.
3. Các bệnh thường gặp trong thời kỳ hậu sản
Có con là một niềm hạnh phúc lớn, nhưng đồng thời vấn đề sinh con cũng gây ra những căng thẳng về mặt tinh thần và thể chất. Làm mẹ là một vai trò vất vả, đầy trách nhiệm và thường bị mất ngủ.  Trong quá trình sinh đẻ không được thuận lợi hay không giữ đúng vệ sinh có thể dẫn đến các bệnh phụ khoa sau khi sinh làm ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của phụ nữ. Sau đây là một số bệnh thường gặp trong thời kỳ hậu sản:

  Cơn đau tử cung kéo dài
* Cơn đau tử cung
Vì trong tử cung vẫn còn máu cục, sản dịch… nên thỉnh thoảng tử cung có những cơn co bóp mạnh để tống các chất dư thừa ra ngoài gây nên những cơn đau tử cung. Ở người con so thường ít gặp vì chất lượng tử cung còn tốt. Các cơn đau tử cung thường gặp ở người con rạ, càng đẻ nhiều lần càng đau vì chất lượng cơ tử cung yếu dần, tử cung càng cần phải co bóp mạnh hơn những lần trước để đẩy máu cục và sản dịch ra ngoài.
* Băng huyết
– Băng huyết sau khi sinh là tai biến sản khoa hay gặp nhất (nguy cơ cao nhất trong 24h sau khi sinh) và là một nguyên nhân chính gây tử vong cho sản phụ.
– Triệu chứng chung của băng huyết là chảy máu nhiều ngay sau khi đẻ thai và sổ rau. Khi máu ra nhiều, sản phụ có thể bị choáng, xanh nhợt, mạch nhanh, huyết áp hạ, khát nước, chân tay lạnh, vã mồ hôi… Tùy từng nguyên nhân (đờ tử cung, sót rau, rách đường sinh dục…) mà có thêm những triệu chứng đặc trưng khác. Phải có biện pháp can thiệp kịp thời và thích hợp cho từng trường hợp.
* Nhiễm khuẩn hậu sản
Nhiễm khuẩn hậu sản là nhiễm khuẩn xảy ra ở sản phụ sau khi sinh mà khởi điểm là từ đường sinh dục (âm đạo, cổ tử cung, tử cung vùng rau bám). Vi khuẩn gây bệnh có thể từ cơ thể sản phụ, người xung quanh, dụng cụ đỡ đẻ, thủ thuật mổ lấy thai…
4. Giải pháp giúp điều trị hậu sản sau sinh hiệu quả
Đau bụng,  đau đầu, đau mình mẩy ê ẩm, hoa mắt chóng mặt, huyết hôi không ra hết là những biểu hiện thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh vì khi đó trong tử cung có rất nhiều khí hư, rất nhiều máu độc. Nếu cứ để máu độc đó trong cơ thể, không uống thuốc để tống ra ngoài thì sẽ gây ra hậu quả về sau cho các bà mẹ:
+ Việc sinh đẻ tiếp theo sẽ khó hơn;
+ Người phụ nữ có khí hư trong người thì lúc nào người cũng cảm thấy bứt rứt, đau đầu, khó chịu sẽ khiến cho cho chuyện chăn gối giảm đi
+ Khi huyết hôi ra không hết sẽ dẫn tới bị hậu sản, nếu không chữa trị ngay mà để bệnh càng lâu thì rất khó chữa và lúc đó có chữa thì phải kiên trì 1 thời gian thì bệnh mới khỏi được
>>> Phụ nữ sau sinh bị hậu sản, bị co cơ tử cung dẫn đến rối loạn cơ trơn tử cung. Hậu sản có thể kéo dài 5, 10, 20, 30 năm sau khi sinh  dẫn tới những cơn đau đầu  không rõ nguyên nhânMuốn chữa bệnh, chữa tận gốc các triệu chứng chứng của thời kỳ hậu sản sau khi sinh: đau bụng, đau mình mẩy, huyết hôi không ra hết, mồ hôi nhiều không dứt, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt sau khi sinh thì phải giúp người bệnh lưu thông khí huyết, hành khí, hoạt huyết, giảm đau, giải uất.

Đối tượng dùng:
+ Phụ nữ sau khi sinh bị hậu sản,  đau bụng, huyết hôi ra không hết, mồ hôi ra nhiều không dứt, mình mẩy đau nhức ê ẩm, chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, đau bụng;
+ Phụ nữ sau khi sinh thiếu máu, xanh xao, kém ăn, kém ngủ;

+ Phụ nữ sau khi sinh bị sa đì, bụng to, chảy sệ, nặng nề, giúp phụ nữ sau khi sinh  ăn ngon, ngủ ngon.

TẦM GỬI CÂY GẠO HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH SẢN HẬU CHO PHỤ NỮ SAU SINH
Các dùng: 
Cành và lá đều được cắt thang, đem phơi già nắng hoặc sao khô rồi  đun nước uống hằng ngày.

Một số tác dụng chữa bệnh khác của Tầm gửi cây gạo:
Tầm gửi cây gạo có mặt trong rất nhiều các bài thuốc bắc và thuốc nam với tác dụng: 
  1. Chữa sỏi thận, phù thận.
  2. Thải độc cho người bị thận ( Viêm cầu thận )
  3. Mát gan
  4. Chức năng gan yếu
  5. Tăng thể lực cho người mệt mỏi
  6. Dễ ăn, tiêu phù
  7. Lợi sữa, tăng tiết sữa, sữa mát nên mẹ về về sữa nhanh và nhiều
TẦM GỬI CÂY GẠO TÍA
Địa chỉ: Khu 6 - Xã Hiền Quan - Huyện Tam Nông - Tỉnh Phú Thọ
Xin vui lòng liên hệ: Nguyễn Văn Lượng  0917 99 11 77

Quý khách liên hệ để có được SẢN PHẨM CHẤT LƯỢNG 100 %, QUÝ KHÁCH ĐẾN TRỰC TIẾP TẠI CÂY 

TẦM GỬI CÂY GẠO HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH THẬN

Cây tầm gửi gạo hỗ trợ điều trị bệnh thận
Theo nghiên cứu của GS.TS Phạm Thanh Kỳ, Nguyên hiệu trưởng Đại học Dược Hà Nội, trong dịch chiết ethanol của tầm gửi gạo có catechin, một hợp chất hỗ trợ ngăn hình thành sỏi canxi, giúp điều trị sỏi tiết niệu, thận, bàng quang.
Tầm gửi (hay còn gọi là tằm gửi, chùm gửi) là loài cây nhỏ sống ký sinh trên cây khác. Tùy thuộc vào cây chủ mà có nhiều loại tầm gửi khác nhau, mỗi loại có những đặc tính và công dụng riêng biệt. Theo đó, tầm gửi sống trên cây dẻ có tác dụng giải biểu, trị cảm mạo, đau dạ dày, đòn ngã tổn thương; trên cây dâu (tang ký sinh) giúp bổ can thận, mạnh gân xương, thông kinh lạc, an thai...

                                                              Cây tầm gửi gạo.
Trong các loại tầm gửi, thì tầm gửi gạo (tên khoa học là Taxillus chinensis) được sử dụng làm dược liệu từ lâu. Dân gian cho rằng loại thảo dược này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, điều hòa huyết áp và đặc biệt tốt cho người bệnh thận. Y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng tầm gửi gạo là vị thuốc bổ dương, tráng thận, mạnh gân cốt. Trong tài liệu “Từ điển cây thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi, cây vị đắng, ngọt, tính bình, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân xương, khử phong thấp, an thai; thường dùng trị phong thấp, tê bại, lưng gối mỏi đau, gân xương nhức mỏi, thai động không yên, đau bụng, huyết áp cao.
Theo kinh nghiệm của những người dân thì tầm gửi tốt phải là tầm gửi trên cây gạo tía, còn loại gạo trắng thì không tốt bằng; nếu là loại tươi thì cành phải giòn, lá xanh, bóng còn loại khô có mùi thơm, được nắng, sau khi phơi khô nhưng thân và lá vẫn có màu xanh. Tầm gửi khô được bảo quản trong các lớp nilông buộc kín, ngoài cùng bọc bao tải, được treo lên cao hoặc để ở những nơi khô ráo như gác bếp, tủ chè…
Cách dùng các loại tầm gửi đều giống nhau, cành và lá đều được cắt thang, đem phơi nắng già hoặc sao khô, rồi đun nước uống. Tầm gửi cây gạo có mặt trong rất nhiều bài thuốc nam, thuốc bắc. Công dụng mát gan, thải độc cho người bị thận (viêm cầu thận), chữa sỏi thận, phù thận... Tuy nhiên, việc sử dụng vị thuốc này nên lưu ý dùng kết hợp với các vị thuốc nam khác như mã đề, kim tiền thảo, thổ phục linh… mới phát huy hết tác dụng.
Theo Y học hiện đại, tầm gửi gạo có tác dụng lợi tiểu chống viêm và chữa nhiều bệnh về thận như: đái đục, đái buốt, sỏi thận, sỏi bàng quang, viêm cầu thận cấp và mạn tính.
Các nghiên cứu của GS.TS Phạm Thanh Kỳ, Nguyên hiệu trưởng Đại học Dược Hà Nội cho thấy trong dịch chiết ethanol của tầm gửi gạo chứa những hoạt chất có tác dụng sinh học như trans-phytol, alpha-tocopherol quinone, afzeline, quercitrin, catechin và quercituron. Đa số các thành phần này đều có tác dụng chống oxy hóa, bẫy gốc tự do, bảo vệ màng tế bào. Đặc biệt, catechin là một hợp chất phenol có nhiều trong chè xanh, tác dụng chống oxy hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột qụy và ngăn hình thành sỏi canxi, giúp điều trị sỏi tiết niệu, sỏi thận, sỏi bàng quang.
                                                                                                          Theo vnexpress.net

TẦM GỬI CÂY GẠO TÍA
Địa chỉ: Khu 6 - Xã Hiền Quan - Huyện Tam Nông - Tỉnh Phú Thọ
Xin vui lòng liên hệ: Nguyễn Văn Lượng  0917 99 11 77


Quý khách liên hệ để có được SẢN PHẨM CHẤT LƯỢNG 100 %, QUÝ KHÁCH ĐẾN TRỰC TIẾP TẠI CÂY 

TẦM GỬI TRÊN CÂY GẠO CÓ TÁC DỤNG CHỮA BỆNH ???

Cây tầm gửi sống trên cây gạo có tác dụng chữa bệnh? 




Nhiều người sử dụng tầm gửi cây gạo cho rằng loại cây này rất mát, giúp thanh lọc cơ thể và tốt cho sức khỏe. 
Hỏi: Cây tầm gửi sống trên một cây khác thì cây này có hút hết chất dinh dưỡng của cây đó không? Cháu nghe nói cây tầm gửi sống trên cây gạo có tác dụng chữa bệnh, điều đó có đúng không? 
                                                                               Phạm Hồng Minh, Cao Lãnh, Đồng Tháp
Trả lời: Họ Tầm gửi hay họ Tằm gửi hoặc họ Chùm gửi (danh pháp khoa học: Loranthaceae) là một họ thực vật có hoa, được các nhà phân loại học công nhận rộng khắp. Nó chứa khoảng 68-77 chi và 950-1.000 loài cây thân gỗ, phần nhiều trong số đó là các cây bán ký sinh. Ngoại trừ ba loài thì tất cả còn lại đều có cách mọc và phát triển trên các cây khác, mặc dù chúng cũng có lá xanh để có thể tự quang hợp.
Cây tầm gửi sống nhờ vào bộ rễ thọc sâu hút những tinh chất của cây chủ. Thành phần hoá học của cây tầm gửi sống trên cây gạo gồm có flavonoid, saponin, couramin, acid hữu cơ, đường khử, chất béo, steroid và polysarcarid. Y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng tầm gửi gạo là vị thuốc bổ dương, tráng thận, mạnh gân cốt. Còn theo Y dược điển Việt Nam, tầm gửi  cây gạo có tác dụng “ấm đắng mà hạ khí, giảm bại tê và lợi gân xương, ích thận mà huyết mạch thông thương, hết nhức mỏi, dạ dày tiêu hóa”. Nhiều người sử dụng tầm gửi cây gạo cho rằng loại cây này rất mát, giúp thanh lọc cơ thể và tốt cho sức khỏe. Đã có một thời gian nhiều người truyền miệng nhau về công dụng chữa bệnh của tầm gửi cây gạo đã tạo nên cơn sốt “tầm gửi chữa bách bệnh”. 
                                                                                                  GS NGUYỄN LÂN DŨNG (nongnghiep.vn)

TẦM GỬI CÂY GẠO TÍA
Địa chỉ: Khu 6 - Xã Hiền Quan - Huyện Tam Nông - Tỉnh Phú Thọ
Xin vui lòng liên hệ: Nguyễn Văn Lượng  0917 99 11 77

Quý khách liên hệ để có được SẢN PHẨM CHẤT LƯỢNG 100 %, QUÝ KHÁCH ĐẾN TRỰC TIẾP TẠI CÂY